Bố thí
là hạnh buông xả, buông bỏ, không chất chứa tài sản của cải, mà còn chia xẻ cho người nghèo khổ, bất hạnh. Bố thí là đem lòng thương yêu của mình đến với những người bất hạnh, an ủi và xoa dịu vết thương đau của họ.
Việc làm bố thí như vậy thì phước báo sẽ đến với mình, mình sẽ được lòng thương của mọi người, gặp lúc nạn tai, mọi người sẽ an ủi và giúp đỡ lại mình, chứ không phải bố thí đem tiền bạc cho người là sẽ có phước báo lớn giàu sang, muốn gì được nấy.
Đó là một góc độ đạo đức làm người. Bố thí không đúng pháp là bị người lừa gạt, nên không làm lợi ích cho mình, vì mình bị gạt; không làm lợi ích cho người vì tạo duyên cho người khác làm ác nhiều hơn (lường gạt người khác). Đức bố thí do lòng yêu thương là nhân quả thiện, nhưng nếu thiếu trí tuệ quan sát đối tượng được bố thí thì không thiện mà sự bố thí đó làm nhân quả ác vì tạo duyên cho người ác làm ác nhiều hơn. Trường hợp bố thí bị lừa gạt như đem hạt giống tốt gieo trên đất xấu khô cằn cỗi.
Theo Phật giáo Nguyên Thủy bố thí phải có trí tuệ nhân quả. Khi thấy một người tàn tật hay gặp một người bị tai nạn hoặc một người ốm đau không tiền thang thuốc, đi bác sĩ hay đi bệnh viện. Đây là nhân quả của những người này, họ đang trả vay, nhưng có nhân duyên kiếp trước nên kiếp này mới gặp ta trong hoàn cảnh này.
Vậy ta nên giúp đỡ họ như thế nào cho đúng pháp: Thấy người tàn tật, biết rõ họ thật sự tàn tật thì giúp đỡ, còn gặp họ ở giữa đường thì ta nên tránh, vì người tàn tật đều có chỗ ở do các nhà từ thiện hoặc nhà nước, còn gặp người tàn tật ở ngòai đường, phần đông là những người giả dối, người tàn tật đi xin ăn ngoài đường làm nhục đất nước đó.
Chúng ta không nên cho những người ăn xin ngoài đường. Người tàn tật bất hạnh trong xã hội đều có nhà dưỡng lão, nhà nuôi trẻ mồ côi, nhà nuôi những người khuyết tật, nhà tình thương nuôi dạy trẻ lang thang, v.
... Đó là trách nhiệm của Nhà nước, của những nhà từ thiện. Người bố thí cho kẻ ăn xin ngoài đường là không đúng pháp, sự bố thí đó vô tình tạo thêm những người lừa gạt người khác và cũng vô tình làm nhục đất nước (Đất nước ăn mày).
Còn bố thí cho người bệnh tật thì không nên trao tiền cho họ mà ta nên đưa họ vào bệnh viện hay đi bác sĩ. Nếu bác sĩ bảo đó là bệnh thật thì chúng ta mới bỏ tiền ra bố thí, còn nếu chúng ta bận việc không đưa đi bác sĩ hay bệnh viện thì không nên bố thí.
Bố thí là giúp người mà giúp người thì phải đem hết lòng ra giúp, chứ không thể bố thí theo kiểu lấy có. Bố thí theo kiểu lấy có là tạo duyên cho kẻ ác làm ác thêm (lừa đảo).
Việc làm bố thí như vậy thì phước báo sẽ đến với mình, mình sẽ được lòng thương của mọi người, gặp lúc nạn tai, mọi người sẽ an ủi và giúp đỡ lại mình, chứ không phải bố thí đem tiền bạc cho người là sẽ có phước báo lớn giàu sang, muốn gì được nấy.
Đó là một góc độ đạo đức làm người. Bố thí không đúng pháp là bị người lừa gạt, nên không làm lợi ích cho mình, vì mình bị gạt; không làm lợi ích cho người vì tạo duyên cho người khác làm ác nhiều hơn (lường gạt người khác). Đức bố thí do lòng yêu thương là nhân quả thiện, nhưng nếu thiếu trí tuệ quan sát đối tượng được bố thí thì không thiện mà sự bố thí đó làm nhân quả ác vì tạo duyên cho người ác làm ác nhiều hơn. Trường hợp bố thí bị lừa gạt như đem hạt giống tốt gieo trên đất xấu khô cằn cỗi.
Theo Phật giáo Nguyên Thủy bố thí phải có trí tuệ nhân quả. Khi thấy một người tàn tật hay gặp một người bị tai nạn hoặc một người ốm đau không tiền thang thuốc, đi bác sĩ hay đi bệnh viện. Đây là nhân quả của những người này, họ đang trả vay, nhưng có nhân duyên kiếp trước nên kiếp này mới gặp ta trong hoàn cảnh này.
Vậy ta nên giúp đỡ họ như thế nào cho đúng pháp: Thấy người tàn tật, biết rõ họ thật sự tàn tật thì giúp đỡ, còn gặp họ ở giữa đường thì ta nên tránh, vì người tàn tật đều có chỗ ở do các nhà từ thiện hoặc nhà nước, còn gặp người tàn tật ở ngòai đường, phần đông là những người giả dối, người tàn tật đi xin ăn ngoài đường làm nhục đất nước đó.
Chúng ta không nên cho những người ăn xin ngoài đường. Người tàn tật bất hạnh trong xã hội đều có nhà dưỡng lão, nhà nuôi trẻ mồ côi, nhà nuôi những người khuyết tật, nhà tình thương nuôi dạy trẻ lang thang, v.
... Đó là trách nhiệm của Nhà nước, của những nhà từ thiện. Người bố thí cho kẻ ăn xin ngoài đường là không đúng pháp, sự bố thí đó vô tình tạo thêm những người lừa gạt người khác và cũng vô tình làm nhục đất nước (Đất nước ăn mày).
Còn bố thí cho người bệnh tật thì không nên trao tiền cho họ mà ta nên đưa họ vào bệnh viện hay đi bác sĩ. Nếu bác sĩ bảo đó là bệnh thật thì chúng ta mới bỏ tiền ra bố thí, còn nếu chúng ta bận việc không đưa đi bác sĩ hay bệnh viện thì không nên bố thí.
Bố thí là giúp người mà giúp người thì phải đem hết lòng ra giúp, chứ không thể bố thí theo kiểu lấy có. Bố thí theo kiểu lấy có là tạo duyên cho kẻ ác làm ác thêm (lừa đảo).
Gợi ý
-
Bố thí Ba La Mật
là bố thí mà người cho không biết mình cho và người nhận không biết mình nhận. Bố thí Ba La Mật là lối lý luận tánh KHÔNG của trí tuệ Bát Nhã.
-
Bố thí bất trụ tướng
bố thí mà không nghĩ làm phước, không nghĩ được phước; bố thí là bỏ đồng tiền mồ hôi nước mắt của mình ra để cho người khác đang cần được giúp đở. Bố thí là thể hiện tánh không tham lam tài vật của người.
-
Bát Bộ Thiên Long
Trong kinh Nguyên Thủy đức Phật đã xác định Bát Bộ Thiên Long là tưởng tri, chớ không phải liễu tri. Vậy Bát Bộ chẳng phải là thế giới trời, người, quỷ, thần do tín ngưỡng Ấn Độ đã xây dựng từ xưa trước khi có đạo Phật, gồm có:...